Sôi nổi giải bóng chuyền nam thanh niên tỉnh Quảng Bình
Ấn tượng của chị là điểm đến này có 2 hồ sen rất lớn và hoa nở luân phiên. Chỉ trừ những tháng mùa khô, hồ cạn nước nên sen không được tươi. "Còn những thời điểm khác thì mình đi lúc nào cũng có hoa sen nở rất đẹp", chị nói thêm.Vì sao tiết lộ của ngư dân Úc về máy bay rơi MH370 bị phớt lờ?
Theo MacRumors, 10 năm trước, vào ngày 9.3.2015, Apple đã gây chấn động làng công nghệ khi trình làng chiếc MacBook 12-inch Retina tại sự kiện Spring Forward. Mẫu máy tính xách tay này, dù gây nhiều tranh cãi, đã để lại dấu ấn sâu đậm và định hình hướng đi cho các dòng MacBook sau này.Trong một sự kiện vốn tập trung vào Apple Watch, sự xuất hiện của MacBook 12-inch đã khiến giới công nghệ bất ngờ. CEO Tim Cook đã mô tả đây là một 'sự tái tạo' của máy tính xách tay, nhấn mạnh vào thiết kế siêu mỏng nhẹ và những công nghệ tiên phong.Tuy nhiên, chiếc MacBook này không tránh khỏi những lời chỉ trích. Hiệu năng yếu, chỉ có cổng USB-C duy nhất, thời lượng pin hạn chế, bàn phím cánh bướm 'tai tiếng' và mức giá cao ngất ngưởng (1.299 USD, ngang bằng MacBook Pro thời đó) đã khiến nhiều người dùng e ngại.Bất chấp những tranh cãi, MacBook 12-inch đã mang đến những cải tiến quan trọng, mở đường cho tương lai của dòng MacBook, bao gồm:Trong hai năm 2016 và 2017, Apple đã nâng cấp MacBook 12-inch với bộ vi xử lý mới hơn và cải thiện bàn phím. Tuy nhiên, đến năm 2019, chiếc máy này đã chính thức bị khai tử, nhường chỗ cho MacBook Air 2018, mẫu máy kế thừa nhiều đặc điểm thiết kế của nó.Mười năm sau ngày ra mắt, MacBook 12-inch vẫn là một chủ đề đáng nhớ trong lịch sử Apple. Dù không hoàn hảo, nó đã thể hiện tinh thần tiên phong, dám thử nghiệm cái mới của 'táo khuyết', để lại những di sản công nghệ quan trọng cho các thế hệ MacBook sau này.
Đưa ra tiêu chuẩn chọn người yêu, nên hay không?
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay 6.3 nói rằng nhóm của ông đang làm việc với "các đối tác" của Mỹ để duy trì sự ủng hộ cho Ukraine, nhưng nói thêm rằng ông phản đối một cuộc bầu cử thời chiến, theo Reuters.Trong một tuyên bố bằng văn bản được công bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Poroshenko viết rằng các cuộc bầu cử chỉ nên diễn ra sau khi hòa bình được thiết lập. Ông viết thêm rằng một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra chậm nhất là 180 ngày sau khi xung đột kết thúc.Bà Yuliia Tymoshenko, một nhà lãnh đạo đối lập khác, cho hay nhóm của bà "đang đàm phán với tất cả các đồng minh của chúng tôi, những người có thể giúp đảm bảo một nền hòa bình công bằng càng sớm càng tốt" và cũng cho rằng các cuộc bầu cử không nên diễn ra trước khi Ukraine có được hòa bình.Trước đó, tờ Politico hôm 5.3 đưa tin 4 thành viên cấp cao trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Trump đã thảo luận với một số đối thủ chính trị hàng đầu của Tổng thống Zelensky. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức với bà Tymoshenko và các thành viên cấp cao trong đảng của ông Poroshenko, theo Politico dẫn lời của 3 nhà lập pháp Ukraine và một chuyên gia chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa Mỹ. Theo Politico, các cuộc thảo luận tập trung vào việc liệu Ukraine có thể tổ chức bầu cử tổng thống nhanh chóng hay không.Nga cho rằng ông Zelensky là tổng thống không hợp pháp vì nhiệm kỳ 5 năm của ông hết hạn vào năm 2024. Nhưng theo luật pháp Ukraine, các cuộc bầu cử không thể được tổ chức trong thời gian thiết quân luật. Thay vào đó, ông Zelensky đã đề nghị từ bỏ chức vụ của mình để đổi lấy hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.Sự cạnh tranh chính trị giữa hai ông Zelensky và Poroshenko đã diễn ra trong nhiều năm. Vào tháng trước, ông Zelensky đã phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với ông Poroshenko vì những gì cơ quan tình báo trong nước của Ukraine mô tả là "lý do an ninh quốc gia", mà không đưa ra chi tiết. Ông Poroshenko thì nói rằng động thái này có động cơ chính trị, theo Reuters.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.